Từ xa xưa, người Việt Nam luôn quan niệm nhà chính là nền tảng của một gia đình, giúp gìn giữ, bảo vệ những thành viên trong gia đình cả về về thể chất lẫn tinh thần. Nên khi xây nhà, phong thủy đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Để tránh những ảnh hưởng không tốt cho cung mệnh gia chủ và các thành viên trong gia đình thì bạn cần lưu ý những kiêng kỵ trong xây nhà mới.
Xây nhà là việc lớn của cả đời người nên cần phải cẩn thận xem xét kỹ các yếu tố. Nhà phải đẹp vừa lại phải đảm bảo hợp phong thủy. Vì thế, khi xây nhà gia chủ cần phải lưu ý một số điều kiêng kỵ sau đây để tránh gặp những điều không may. Đem lại may mắn cho gia đình và vận khí tốt cho gia đình.
Sở hữu một căn nhà thiết kế đẹp, sang trọng, tiện nghi vốn là mơ ước của rất nhiều người. Nhưng việc xây nhà không chỉ đáp ứng các tiêu chí về mặt thẩm mỹ, tính tiện dụng mà còn phải phù hợp với phong thủy để mang lại nhiều cát lợi cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Vị trí xây dựng
Trước khi xây nhà, việc chọn mua đất xây nhà là việc rất quan trọng, khi mua đất ngoài những tiêu chí về giá cả, pháp lý, khu dân cư đông, thì bạn nên quan tâm đến vị trí của mảnh đất đó, tránh những vị trí sau:
Nhà gần chùa, đền, nhà thờ, bãi tha ma, bệnh viện vì những khu vực này rất đông người hoạt động nên rất ồn ào vì không khí dể bị ô nhiễm. Hơn nửa, theo phong thủy thì các khu vực này mang âm khí nhiều ảnh hưởng không tốt cho gia chủ.
Khu vực bị bao vây bởi các tòa nhà cao tầng, ít ánh sáng, có địa khí không tốt, luôn tối tâm, bạn cũng không nên mua.
Để đảm bảo an toàn cho gia đình và bản thân thì bạn nên tránh xây nhà ở những nơi gần đường cao tốc và tháp điện cao thế, đường chính đâm thẳng vào nhà hay xây nhà ở chân núi và đầu hẻm núi vì những khu vục này rất nguy hiểm.
Không nên xây nhà gần đường cái và ngã tư
Nếu xây nhà thì không nên xây ở gần ngã tư vì đây là vị trí bốn bên đều có họa sát thương, nên sẽ không an toàn. Dễ gặp tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến sự an toàn của gia đình và ngôi nhà. Cũng không nên xây dựng của hàng ở địa điểm này.
Nếu xây nhà ở gần đường cái không tốt về lâu về dài vì tiếng ồn, bụi bặm và giao thông không đảm bảo. Nên xây khách sạn, trạm xăng hay cửa hàng là phù hợp thôi chứ không nên xây dựng nhà.
Kiêng xây nhà trên mảnh đất hình tam giác
Theo phong thủy, thì không nên xây nhà tại con đường mà tạo thành hình tam giác. Vì như thế sẽ dễ gây ra hỏa hoạn và mâu thuẫn tranh chấp. Đây còn là mảnh đất không kinh tế, rất khó khăn cho việc thiết kế các phòng và lãng phí.
Kiêng xây nhà ở chân núi và đầu hẻm núi
Nhu cầu hiện nay, có rất nhiều người muốn xây nhà hay biệt thự ở vùng quê. Tất nhiên thì việc xây dựng ở chân núi, núi đá hay giữa hai đầu hẻm núi rất nguy hiểm và có nguy cơ thiên tai cao. Tuy rằng, phong cảnh nơi đây non nước hữu tình nhưng do hai ngọn núi hình thành. Hình giẻ quạt sau một thời gian có gió mưa xâm hại và dưới đáy sông cũng có nhiều cát nên tiềm ẩn nguy cơ sạt lỡ cao.
Kiêng trồng cây to trước cửa nhà
Cây cổ thụ trước nhà làm chi những khí dương không vào được trong nhà. Đồng thời, còn làm khí âm không dê thoát ra được và tầm nhìn bị hạn chế. Vào mùa mưa bão thì có nguy cơ bị sét đánh trúng rất cao và những kẻ trộm cướp lợi dùng dễ dàng quan sát.
Động thổ hoặc Tân gia
Âm – Dương là hai phạm trù đối lập nhau, âm chỉ người chết và dương chỉ người sống. Dù là đối lập nhau nhưng chúng luôn tồn tại bên nhau. Dương cơ là sự nghiệp của người sống trong đó có tài sản, nhà cửa.. Tuy nhiên, chúng ta chỉ bàn đến những điều kiêng kị và nên làm khi xây dựng nhà cửa cho mình.
Nhà cửa rất quan trọng với con người nên ông bà ta đặt ra nghi lễ như động thổ, phá mộc, lễ thượng lương, làm nền. Tuy nhiên, hiện nay đã giảm bớt các nghi lễ không cần thiết chỉ giữ lại hai lễ chính. Đó là lễ Động thổ và cúng Tân gia.
Lễ động thổ nhằm để mong thổ thần nơi công trình tọa lạc vì mình đã làm phiền đến thổ thần. Sau đó là để cầu mong để cho quá trình làm nhà không gặp điều gì xui xẻo.
Lễ vật mang tính chất văn hóa cộng đồng bao gồm:
- Thịt quay
- Trái cây
- Hoa tươi
- Rượu trắng
- Nhang đèn
- Giấy tiền vàng mã.
Sau khi động thổ xong thì lễ vật đi biếu hàng xóm và thợ để tỏ lòng yêu quý khách. Để mong cho làng xóm thông cảm cho những phiền phức khi xây dựng. Và thợ xây toàn tâm toàn ý làm cho hoàn tất công trình.
Những điều kiêng kỵ cơ bản cần biết khi thiết kế nhà ở
- Theo phong thủy nhà ở thì trần nhà không nên dùng tranh ảnh, hoạ đồ có đường nét hình vuông, đường thẳng.
- Màu sắc của trần nhà phải nhạt hơn so với bốn bức tường xung quanh.
- Trong nhà, nền nhà nhất thiết phải bằng phẳng. Ở mọi chỗ (phòng ở, phòng tắm, gian bếp, lối đi), không được lồi lõm.
- Nhà ở trong phạm vi diện tích 100 mét vuông, tốt nhất không nên dùng kiểu cửa vòm.
- Bất luận cao lầu, khách sạn, quán trọ... phòng ngủ kị bố trí các vật kiểu hình tròn, như chậu cảnh, gương soi, bàn trang điểm… cũng nên dùng hình vuông hoặc chữ nhật, bởi vì hình tròn chủ về “động”. Phòng ngủ nên tĩnh, không nên động.
- Trong cùng một căn phòng nếu có cửa hai cánh, đại kị mở sang hai bên, tốt nhất là mở về cùng một bên.
- Kị dùng hai khoá trên một cửa. Nếu muốn an toàn, hãy dùng một chiếc khoá tốt.
- Phòng vệ sinh kị liền với bếp, hoặc đối diện với bếp.
- Phòng ngủ lấy tĩnh làm chủ. Trong thuật xem phong thủy thì Tĩnh thuộc “Ngẫu”, vợ chồng là “Phối Ngẫu”, nên phải lấy hình vuông làm chủ. Vì thế phòng ngủ không nên có cửa sổ hình tròn, kị có cột hình trụ, bám trụ, bàn cũng tránh hình tròn.
- Kị dùng hai vòi nước mở về hai phía.
- Cửa sổ trong phòng nhất thiết phải cao hơn cửa đi.
- Bếp ga không được đối diện với đầu vòi nước.
- Cửa phòng ngủ không đối diện thẳng vào phòng tắm.
- Trong phòng ngủ, không nên có gian phụ làm toa lét, để bảo đảm hình vuông hoặc chữ nhật. Toa lét phải là gian riêng ở bên ngoài.
- Giường ngủ nên là hình vuông hoặc gần hình vuông tối kị hình chữ nhật hẹp dài.
- Các cửa sổ trong cùng một phòng ngủ có độ cao như nhau.
- Nền phòng vệ sinh và phòng tắm, tối kị cao hơn nền phòng ngủ.
- Hướng mở cửa của phòng tối kị ngược (tương phản) với hướng mở cửa phòng vệ sinh.
- Trong phòng ngủ, tuyệt đối không bố trí, bài trí thành hình tròn.
- Phòng ngủ dù lớn hay nhỏ, hình chữ nhật hay hình vuông, không được có hình thức khác. Gương trên bàn trang điểm không nên đối diện với giường nằm.
- Trong phòng ngủ không nên dùng tủ tường hình bán nguyện, khiến chủ nhân khi chọn y phục sẽ luôn luôn có cảm giác do dự, lưỡng lự.
- Trần phòng ngủ không nên trang trí thêm, nhất thiết phải “thanh”, “thuần phác”, không nên có vật trang trí hoặc lồi lõm.
- Phòng khách nhìn phải xuyên suốt, tầm nhìn không bị che chắn.
- Thảm chùi chân phải đặt bên ngoài cửa.
- Dọc hai bên lối đi vào nhà không nên bày các chậu cây cảnh cao, to khiến người ta có cảm giác bị trấn áp, thiếu thoải mái.
- Không nên có bình phong che chắn lối đi vào cửa chính.
- Phòng khách nên dùng các loại đèn không phải hình ống, nhất là không dùng đèn “tuýp”. Trần phòng khách có thể trang trí có vài vật lồi lõm không sao cả.
- Phòng khách không dùng các vật phản quang.
- Cửa phòng khách kị đối diện với cửa phòng khác.
- Cổng ở bên trái, cửa vào nội thất kị mở sang bên phải.
- Tường từ ngoài cổng vào nhà không nên tạo hình vết lõm.
- Phòng khách đại kị có cầu thang cuốn.
- Phòng khách chỉ nên có một bộ sa-lon, tối kị chỉ có nửa bộ hoặc một bộ mà cọc cạch.
- Nếu hai bên bếp đều có vòi nước, thì gọi là quẻ Ly “Nhị âm nhất dương” tối kị.
- Còn nếu vòi nước ở giữa, hai bên kê hai bếp ga thì là quẻ Khảm, có thể được.
- Phòng ở có thể đối diện với phòng tắm, không nên đối diện với nhà xí.
- Khi phòng khách quá rộng, kị có gian gác xép ở bên cạnh.
- Phòng khách mà phía sau có phòng ngủ thì không phải là phòng tiếp khách lý tưởng.
- Phòng ngủ không nên đặt bàn thờ.
- Nhà có hai phòng khách, thì diện tích hai phòng không được tương đương, phải một lớn, một nhỏ. Phòng khách lớn ở đằng trước, phòng khách nhỏ ở phía sau. Kị trước nhỏ sau lớn.
- Bếp ngày nay thường là bếp ga, nên đặt cùng phía với ống dẫn nước. Kị đối diện với hướng cổng hoặc cửa lớn.
- Bếp kị đặt cạnh phòng ngủ, phòng vệ sinh hoặc cạnh bàn thờ.
- Nền gian bếp phải bằng phẳng, kî cao hơn các phòng khác.
- Gian bếp nên quét sơn (vôi) màu nhạt, kị màu đậm.
- Gian bếp tối kị lộ thiên.
- Bếp lò (ga) không nên đối diện với đường ống nước.
- Gian bếp tối kị bố trí phía trước cửa nhà hoặc phía trước phòng khách.
- Phía sau gian bếp không nên có phòng khác, tức là nên bố trí gian bếp ở nửa phía sau của toàn ngôi nhà.
- Gian bếp kị bố trí thành hình tròn hoặc hình bán nguyệt.
- Trong phòng ngủ ít dùng các vật phẩm bằng kim loại như tủ sắt, giá sắt, bởi vì theo nguyên tắc phòng ngủ phải lấy âm nhu làm chủ, không nên lạnh, cương.
- Ở mỗi tầng lầu, nếu trải thảm, thì cần sử dụng các tấm thảm có màu sắc giống nhau.
- Giấy bồi tường hoặc thảm bị hư hại, phải khoét đi, để bồi bổ miếng khác, thì nhất thiết phải tạo thành chỗ bồi bổ hình vuông, chứ không theo hình dạng của bộ phận hư hại.
- Phòng vệ sinh bố trí ở giữa nhà là đại kị, vì là cách “Uế xứ trung cung” của Dương trạch.
- Vị trí gian bếp phải theo một điều kiện tiên quyết là không bố trí ở giữa hai phòng ngủ. Hơn nữa, cửa của hai phòng không nên đối diện với nhau.
- Phòng khách và gian bếp không nên quá gần, phòng ăn không nên quá xa gian bếp.
- Phòng đã có chõng tre, sạp tre không nên bố trí thêm giường khác.
- Trong nhà không nên bố trí quá nhiều vật hình tam giác.
- Vừa vào cửa đã thấy bếp, khu vệ sinh, thì chín phần mười là thất bại.